Thứ Ba, 1 Tháng Bảy 2025
Mầm Non Việt Nam
  • Home
  • Xã hội
    • Tin tức
    • Đời sống
    • Công nghệ
  • Gia đình
    • Tình yêu hôn nhân
    • Sức khỏe
    • Làm đẹp
    • Du lịch ẩm thực
  • Giáo dục
  • Thư viện
    • Nhà trường
    • Giáo viên
    • Phụ huynh
  • Quảng bá
    • Trường mầm non
    • Tuyển dụng
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
Mầm Non Việt Nam
  • Home
  • Xã hội
    • Tin tức
    • Đời sống
    • Công nghệ
  • Gia đình
    • Tình yêu hôn nhân
    • Sức khỏe
    • Làm đẹp
    • Du lịch ẩm thực
  • Giáo dục
  • Thư viện
    • Nhà trường
    • Giáo viên
    • Phụ huynh
  • Quảng bá
    • Trường mầm non
    • Tuyển dụng
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
Mầm Non Việt Nam
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
Phần mềm xem Camera trường học Phần mềm xem Camera trường học Phần mềm xem Camera trường học
Home Giáo dục

Khen phải vì học sinh, không vì người lớn

30 Tháng Năm, 2024
163 10
Niềm vui của học sinh lớp 1 Trường tiểu học Minh Đạo, Q.5, TP.HCM trong ngày khai giảng năm học mới 2023-2024

Niềm vui của học sinh lớp 1 Trường tiểu học Minh Đạo, Q.5, TP.HCM trong ngày khai giảng năm học mới 2023-2024

Chia sẻ FBChia sẻ Twitter

Có thể bạn quan tâm

Công Nghệ Trong Giáo Dục Mầm Non 4.0: Cơ Hội Và Thách Thức Cho Trẻ

30 ngày bứt phá cùng phần mềm quản lý mầm non OneKids. Bạn sẵn sàng chưa?

🔥 Nhất Định Phải Dạy Kỹ Năng Tự Bảo Vệ Bản Thân Này Cho Trẻ Mầm Non⚡👶

Đó là khẳng định của Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học (Bộ GD-ĐT) Thái Văn Tài sau những ồn ào về phản ánh của phụ huynh khi con không được học sinh xuất sắc vì có chữ “H” (hoàn thành).

Niềm vui của học sinh lớp 1 Trường tiểu học Minh Đạo, Q.5, TP.HCM trong ngày khai giảng năm học mới 2023-2024

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Thái Văn Tài nói: “Điểm khác biệt trong cách đánh giá học sinh tiểu học so với trước đây là điều chỉnh theo hướng giảm cho điểm, tăng cường nhận xét, coi trọng đánh giá quá trình để theo dõi sát sao, hỗ trợ, khích lệ học sinh tiến bộ so với bản thân các em”.

Khen phải vì đứa trẻ chứ không phải vì người lớn. Khi mục tiêu “khen” để phục vụ mong muốn, kỳ vọng của người lớn thì mãi mãi ta không giải quyết được tình trạng gây áp lực lên chính đứa trẻ.

Ông THÁI VĂN TÀI

Cần thay đổi tư duy môn chính, môn phụ

* Từ câu chuyện chữ “H” là lý do khiến nhiều học sinh không được xuất sắc, nhiều người cho rằng cách đánh giá học sinh nên cho điểm, thay vì chỉ nhận xét vì sẽ dễ rơi vào cảm tính. Ông có chia sẻ gì về ý kiến này?

– Quan điểm của Bộ GD-ĐT thể hiện trong thông tư 27 là không đánh giá học sinh ở bậc tiểu học chỉ dựa vào điểm số trong bài kiểm tra đánh giá định kỳ. Nhiều người thích nhìn thấy điểm số và cho rằng thế mới phân biệt rõ ràng. Nhưng việc đánh giá một đứa trẻ sẽ không chính xác nếu chỉ dựa vào bài kiểm tra ở một thời điểm nhất định. Giáo viên có nhiều cách để đánh giá học sinh và sẽ là người hiểu nhất về năng lực, sự tiến bộ của học sinh. Việc đánh giá quá trình cũng được giáo viên ghi lại trong hồ sơ của học sinh. Việc này không chỉ nhằm tổng kết, xác định danh hiệu của học sinh cuối năm mà còn là cơ sở để bàn giao giữa giáo viên các lớp trong việc tiếp tục hỗ trợ, theo sát học sinh ở các lớp học trên.

* Ông thấy thế nào khi sự bức xúc của một số phụ huynh nằm ở chuyện học sinh đạt kết quả cao ở các môn như toán, tiếng Việt, ngoại ngữ, còn các môn bị đánh chữ “H” thường rơi vào âm nhạc, thể dục khiến học sinh mất danh hiệu xuất sắc?

– Yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông 2018 là đánh giá năng lực, phẩm chất học sinh dựa trên các môn học, hoạt động đã được thiết kế. Một năng lực có thể sẽ thể hiện chủ yếu ở một môn học nhưng vẫn liên quan tới các môn học khác. Vì thế tư duy môn chính, môn phụ cần phải thay đổi.

* Nếu không có chính – phụ, tại sao có môn học cho điểm ở bài kiểm tra định kỳ, có môn chỉ nhận xét?

– Việc đổi mới đánh giá với học sinh bậc tiểu học được xây dựng theo hướng giảm bớt cho điểm, tăng cường nhận xét quá trình. Vì thế, sẽ có những môn học có bài kiểm tra cho điểm định kỳ và có môn chỉ nhận xét. Ở lớp 1, chỉ có tiếng Việt và toán có bài kiểm tra định kỳ cho điểm số, lên các lớp cao hơn sẽ có thêm một số môn học khác. Các môn được cho điểm là những môn học công cụ để học sinh sử dụng vào các lớp học sau này, những môn có hàm lượng khoa học cao. Còn các môn học chỉ đánh giá bằng nhận xét là các môn học mang tính đặc thù, với mục đích giúp học sinh trải nghiệm kiến thức. Nhưng không phải vì không cho điểm thì là môn phụ.

Áp lực từ danh hiệu là do người lớn

* Bộ GD-ĐT đổi mới cách đánh giá học sinh với mong muốn giảm áp lực cho học sinh, nhưng trên thực tế có những “điểm mù” nằm ở những môn không cho điểm. Vô hình trung việc này tăng thêm áp lực cho những đứa trẻ. Ông suy nghĩ thế nào về hiện trạng này?

– Việc đánh giá, khen thưởng cần được làm vì đứa trẻ. Nếu chọn cách tiếp cận này, ta sẽ thấy các quy định thế nào để giảm áp lực, căng thẳng nhất cho trẻ, giúp trẻ vui vẻ, tự tin, phấn khởi khi được khích lệ. Đặc biệt, nếu nghĩ cho trẻ thì cách đánh giá, khen ngợi cũng phải làm sao để không bỏ rơi những trường hợp đặc biệt. Ví dụ như một học sinh khuyết tật vẫn hoàn thành được yêu cầu học tập, có ý thức tốt rất đáng khích lệ, khen thưởng. Hay một học sinh gặp biến cố nào đó nhưng vẫn vượt qua để hoàn thành tốt việc học, một học sinh vốn tiếp thu chậm nhưng có nỗ lực vượt bậc nên đã đạt kết quả tiến bộ so với chính bản thân các em…

Và việc khen ngợi, khích lệ học sinh cũng không dồn vào cuối kỳ, cuối năm. Ngay trong quá trình dạy học, giáo viên kết hợp với hội cha mẹ học sinh cũng có thể chủ động thực hiện các hình thức khen thưởng, khích lệ. Trên thực tế, ngoài đánh giá của giáo viên, ở nhiều nhà trường còn cho phép học sinh tự bình chọn để tôn vinh những học sinh có thành tích học tập, hoạt động tốt, có tiến bộ. Các nhà trường không chỉ tặng giấy khen cho học sinh xuất sắc, học sinh giỏi mà có thể tặng giấy khen cho học sinh nổi bật ở một môn học, một hoạt động nào đó, hoặc có tiến bộ, vượt khó…

* Bộ GD-ĐT quy định thế nhưng hiện tại nhiều cơ quan, đoàn thể vẫn chỉ khen với những trường hợp có giấy khen đạt danh hiệu xuất sắc và giỏi. Chưa kể danh hiệu của con là thứ để nhiều bậc cha mẹ trưng lên mạng xã hội… Ông nghĩ thế nào về sự vênh lệch này?

– Về việc này, tôi cũng mong các cơ quan, đoàn thể, hội khuyến học… khi thực hiện việc khen thưởng cho học sinh là con cán bộ, nhân viên cũng nghiên cứu quy định của Bộ GD-ĐT để có quy định phù hợp, thống nhất với tinh thần đánh giá, khen thưởng hiện hành. Cách khen làm sao để con trẻ được vui, được khích lệ chứ không phải khen để cha mẹ bức xúc, áp lực tiếp tục dồn lên đứa trẻ. Đây cũng là điều Bộ GD-ĐT mong muốn được xã hội và các bậc phụ huynh thấu hiểu, đồng hành.

Đổi mới cách đánh giá học sinh

Theo ông Thái Văn Tài, năm 2020 Bộ GD-ĐT ban hành thông tư 27/2020/TT-BGDĐT quy định đánh giá học sinh tiểu học theo tinh thần giảm áp lực không cần thiết, mang tính khích lệ, nhân văn. Điều này cũng phù hợp với mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông 2018 là phát triển năng lực, phẩm chất học sinh thông qua yêu cầu cần đạt của các môn học và hoạt động giáo dục được thiết kế cho từng lớp học trong bậc học.

* Với các môn đặc thù như mỹ thuật, âm nhạc, thể dục… chỉ học sinh có năng khiếu mới hoàn thành tốt được. Việc quy định “hoàn thành tốt” mới đạt học sinh xuất sắc có phải yêu cầu quá cao với học sinh đại trà không?

– Ở chương trình giáo dục phổ thông 2018, các môn đặc thù không phải để rèn học sinh làm theo như trước đây hay luyện cho học sinh có năng khiếu mà giúp học sinh có hiểu biết, cảm thụ nghệ thuật để bồi đắp cảm xúc lành mạnh cho các em. Ví dụ ở môn âm nhạc bậc tiểu học, một học sinh có giọng hát hay chưa chắc đã đạt hoàn thành tốt vì môn học yêu cầu học sinh có những hiểu biết cơ bản, hướng tới hình thành cảm xúc, khả năng cảm thụ âm nhạc. Yêu cầu cần đạt ở mỗi môn học, lớp học đều đã được cân nhắc phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi và phù hợp với học sinh đại trà, không phải là môn học chỉ dành cho học sinh có năng khiếu.

Không nên “gò” học sinh

Theo tôi, cần thay đổi đánh giá học sinh theo hướng học sinh sẽ xuất sắc về một mặt và được khích lệ về những mặt khác. Với những học sinh xuất sắc toàn bộ, cần đánh giá ba môn thế mạnh và những môn khác có thể ở mức khá trở lên, như vậy sẽ đúng với thực chất. Chẳng hạn, với môn âm nhạc, hội họa, thể dục, các em có thể đạt H trở lên nhưng tiếng Việt, toán, tiếng Anh các em được điểm 9 trở lên đã có thể xếp loại xuất sắc. Thực tế khi ra đời không người nào xuất sắc hết 100% và ngành nghề cũng theo thiên hướng từng người nên không thể lấy đánh giá tất cả các mặt để “gò” học sinh như vậy.

Chị Phạm Thanh Phương (quận Bình Thạnh, TP.HCM)

Chỉ cần đánh giá đạt

Tôi cho rằng việc đánh giá T tất cả các môn học và một số môn định tính phải từ 9 trở lên mới cho học sinh đạt danh hiệu xuất sắc là không ổn trong đánh giá học sinh tiểu học. Theo tôi, với những môn không đánh giá định tính, học sinh chỉ cần đánh giá đạt, chứ không nên đánh giá hoàn thành, hoàn thành tốt. Với những em có những khả năng về âm nhạc, nghệ thuật, các em sẽ được khuyến khích theo đuổi bằng cách khác. Không nên đưa vào đánh giá chung một cách máy móc, lấy đó làm tiêu chí để xếp loại xuất sắc cho học sinh.

Cô Trần Thị Thu Thủy (nguyên giáo viên Trường tiểu học Võ Trường Toản, quận 10, TP.HCM)

Nguồn : tuoitre.vn

Các nước giám sát ra sao để tránh bỏ quên học sinh trên xe đưa đón?

Mầm non Thiên Ân – Sơn La

Tin tức khác

Công Nghệ Trong Giáo Dục Mầm Non 4.0: Cơ Hội Và Thách Thức Cho Trẻ

Công Nghệ Trong Giáo Dục Mầm Non 4.0: Cơ Hội Và Thách Thức Cho Trẻ

by Mầm Non Việt Nam
3 Tháng Mười, 2024
0

Trong kỷ nguyên 4.0, công nghệ thông tin và truyền thông đã trở thành động lực chính trong mọi lĩnh...

30 ngày bứt phá cùng phần mềm quản lý mầm non OneKids. Bạn sẵn sàng chưa?

30 ngày bứt phá cùng phần mềm quản lý mầm non OneKids. Bạn sẵn sàng chưa?

by Mầm Non Việt Nam
30 Tháng Chín, 2024
0

Trong thế giới ngày càng phát triển và bận rộn, việc quản lý trường mầm non hiệu quả trở thành...

Phát triển ngôn ngữ cho trẻ giai đoạn 0-6 tuổi

Phát triển ngôn ngữ cho trẻ giai đoạn 0-6 tuổi

by Mầm Non Việt Nam
29 Tháng Tám, 2024
0

Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai Theo ý nghĩa của câu thơ trên, Bác Hồ nhấn mạnh rằng...

3 Cách kiểm soát cảm xúc

3 cách kiểm soát cảm xúc – Chìa khóa vàng trong việc nuôi dạy con toàn diện

by Mầm Non Việt Nam
20 Tháng Tám, 2024
0

Trong cuộc sống hiện đại, từ những giờ học ở trường, các tương tác xã hội, đến những khoảnh khắc...

Mầm non Thiên Ân – Sơn La

Mầm non Thiên Ân - Sơn La

Mầm Non Thám Hoa – Phan Rang – Tháp Chàm

Mầm Non Thám Hoa - Phan Rang - Tháp Chàm

Bình luận

Xu hướng

Top 10 phần mềm quản lý trường mầm non, nhà trẻ, mẫu giáo hiện nay

Top 10 phần mềm quản lý trường mầm non, nhà trẻ, mẫu giáo hiện nay

13 Tháng Chín, 2022
Phối hợp giữa gia đình và nhà trường

Sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong chăm sóc, giáo dục trẻ em

22 Tháng Tám, 2022
OneKids StartUp giáo dục hàng đầu Việt Nam

OneKids một trong 11 startup nổi bật của lĩnh vực giáo dục

29 Tháng Tám, 2022
Phần mềm quản lý mầm non số 1 Việt Nam Phần mềm quản lý mầm non số 1 Việt Nam Phần mềm quản lý mầm non số 1 Việt Nam

Về chúng tôi

Mamnonvietnam.net nơi chia sẻ các tin tức và các vấn đề xã hội, công nghệ cùng các thông tin dành cho cộng đồng các trường Mầm Non trên toàn quốc.

Chuyên mục

  • Chưa phân loại
  • Công nghệ
  • Du lịch ẩm thực
  • Đời sống
  • Facebook
  • Gia đình
  • Giáo dục
  • Giáo viên
  • Làm đẹp
  • Nhà trường
  • Phụ huynh
  • Quảng bá
  • Sức khỏe
  • Tâm sự
  • Thư viện
  • Tin tức
  • Tình yêu hôn nhân
  • Trường mầm non
  • Tuyển dụng
  • Xã hội

Tags

Ads Công nghệ Du lịch facebook Gia đình Giáo dục Giáo viên Hot Hôn nhân List Ads Làm đẹp Nhà trường Phụ huynh Quảng bá Sức khỏe Thư viện Tin tức Trường mầm non Tuyển dụng Tâm sự Tình yêu Xã hội Đời sống Ẩm thực

Bài viết mới

  • Sai Lầm Khi Dùng iPad Điểm Danh Học Sinh: Cảnh Báo Cho Các Trường Mầm Non
  • OneKids ra mắt tính năng Chấm công – Điểm danh thông minh bằng ONEKIDS AI: Bước đột phá công nghệ cho trường mầm non
  • Facebook Mầm non Việt Nam
  • Home

© Mamnonvietnam.net – Cộng đồng mầm non Việt Nam - Connect & Share.

Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
  • Home
  • Xã hội
    • Tin tức
    • Đời sống
    • Công nghệ
  • Gia đình
    • Tình yêu hôn nhân
    • Sức khỏe
    • Làm đẹp
    • Du lịch ẩm thực
  • Giáo dục
  • Thư viện
    • Nhà trường
    • Giáo viên
    • Phụ huynh
  • Quảng bá
    • Trường mầm non
    • Tuyển dụng

© Mamnonvietnam.net – Cộng đồng mầm non Việt Nam - Connect & Share.

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In

Add New Playlist