Sự thành công của mỗi con người đều phụ thuộc rất nhiều vào quá trình giáo dục ở độ tuổi mầm non. Vì vậy mà việc giáo dục trẻ mầm non được rất nhiều nhà trường và cha mẹ quan tâm. Nhưng phải thực hiện những cách giáo dục như thế nào để giúp con hợp tác cũng như tiếp thu hiệu quả nhất?
Giáo dục trẻ mầm non là gì?
Giáo dục trẻ ở độ tuổi mầm non chính là nền móng quan trọng để giúp mỗi đứa trẻ có được sự trưởng thành đúng đắn nhất. Những đứa trẻ được giáo dục bài bản từ bé khi lớn lên sẽ có tỷ lệ thành công cao hơn. Chúng lớn lên sẽ đều là những đứa trẻ hiểu chuyện, biết yêu thương, biết chia sẻ, biết có trách nhiệm. Đặc biệt những đứa trẻ khi được áp dụng các phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ mầm non đúng chuẩn sẽ tránh được các tệ nạn xã hội. Vậy giáo dục trẻ ở độ tuổi mầm non thực chất là gì?
Giáo dục trẻ ở độ tuổi mầm non thực chất là việc trang bị cho trẻ các kiến thức về thể chất, tình cảm, nhận thức, thẩm mỹ… về thế giới xung quanh mình. Trẻ sẽ có một hệ thống kiến thức đầy đủ nhất để có thể tự lập, tự bảo vệ mình trong quá trình trưởng thành. Việc giáo dục cho trẻ ở độ tuổi mầm non thường mang hiệu quả tốt khi cha mẹ và nhà trưởng có sự kết hợp.
Đối với những trẻ chưa đến tuổi đi học thì cha mẹ chính là yếu tố quan trọng trong việc giáo dục. Cha mẹ cần phải làm tấm gương chuẩn mực, nhẹ nhàng động viên, định hướng cho trẻ những điều đúng, sai để trẻ có thể thay đổi hành vi và nhận thức của mình.
Mục đích giáo dục trẻ mầm non
Giáo dục trẻ mầm non là một hành trình lâu dài và không hề dễ dàng. Cha mẹ cũng cần có những mục tiêu, mục đích đặt ra để đảm bảo có thể thực hiện chúng một cách hiệu quả nhất. Theo đó, mục đích của việc giáo dục trẻ ở độ tuổi mầm non mà bất kỳ cha mẹ nào cũng mong muốn đạt được hết như:
-
Giúp trẻ biết yêu thương, quan tâm, chia sẻ với mọi người: Trẻ khi được giáo dục sẽ biết cởi mở hơn, biết yêu thương, chia sẻ với những người xung quanh. Trẻ sẽ không có tính ngang bướng hay ích kỷ và trở nên hiểu chuyện hơn.
-
Giúp trẻ có được những kiến thức đúng về con người, xã hội: Khi được giáo dục trẻ sẽ biết nhận thức được điều đúng, sai và từ đó có những hành động phù hợp nhất.
-
Giúp trẻ tránh xa các tệ nạn xã hội: Tệ nạn xã hội luôn tiềm ẩn xung quanh chúng ta. Việc giáo dục trẻ nhận thức được những tệ nạn xã hội, những nguy hiểm và hậu quả của các tệ nạn sẽ giúp bé có được ý thức tự bảo vệ mình và không bị dụ dỗ, lôi kéo.
-
Biết bảo vệ mình khỏi sự xâm hại: Giáo dục cho trẻ mầm non những kiến thức về giới tính sẽ giúp bé ý thức được tầm quan trọng của vùng nhạy cảm và cũng biết tự bảo vệ mình khi rơi vào những tình huống như vậy.
-
Có đầy đủ các kỹ năng phục vụ bản thân: Trẻ sẽ được cha mẹ giáo dục để có thể tự mình làm được các việc cá nhân, biết tự chăm sóc mình ở những việc cơ bản nhất. Trẻ từ đó sẽ trở thành con người tự lập.
-
Sống trách nhiệm: Giúp trẻ trở thành người có trách nhiệm, biết hành động đúng để mang đến những điều tốt đẹp nhất.
-
Giúp trẻ thành công hơn, tự tin hơn: Những đứa trẻ được trang bị đầy đủ những kiến thức, kỹ năng sống chắc chắn sẽ có sự tự tin mạnh mẽ. Những đứa trẻ như vậy cũng có tỷ lệ thành công cao hơn so với các đứa trẻ rụt rè.
Việc giáo dục trẻ ở độ tuổi mầm non cực kỳ quan trọng và cấp thiết. Đứa trẻ có được nền tảng giáo dục vững chắc sẽ có thể tự mình chinh phục những ước mơ và đạt được những thành quả xứng đáng nhất.
Giáo dục trẻ mầm non bao gồm những gì?
Các phương pháp giáo dục trẻ mầm non hiện nay đều khá phong phú và đa dạng. Cha mẹ có thể sử dụng và áp dụng một cách dễ dàng nhất. Tuy nhiên dù là sử dụng phương pháp giáo dục nào thì cha mẹ cũng cần đảm bảo trang bị cho trẻ đầy đủ những kiến thức, kỹ năng sau đây:
-
Giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ mầm non: Trẻ mầm non tùy vào lứa tuổi cụ thể mà sẽ ý thức được những việc vệ sinh cá nhân. Cha mẹ cần hướng dẫn trẻ làm những công việc trong khả năng. Điều này sẽ giúp trẻ có ý thức với công việc riêng, có trách nhiệm với bản thân và biết sống tự lập hơn.
-
Trang bị cho trẻ những kỹ năng về ngôn ngữ: Ngôn ngữ chính là công cụ quan trọng của trẻ giúp thể hiện sức mạnh, mong muốn, sở thích và quan điểm của cá nhân. Chính vì vậy khi sử dụng các phương pháp giáo dục trẻ mầm non đúng khoa học sẽ giúp trẻ có kỹ năng ngôn ngữ rất tốt. Trẻ có thể biết diễn tả mong muốn của mình với thái độ tích cực nhất. Thông qua đó cha mẹ cũng có thể hiểu hơn về con cái của mình.
-
Giúp trẻ có được kỹ năng giao tiếp đúng chuẩn: Kỹ năng giao tiếp đóng vai trò quan trọng và là yếu tố giúp những đứa trẻ có được sự thành công sớm. Trẻ cần phải biết lễ phép, vâng lời người lớn. Biết hòa đồng với bạn bè. Trẻ cần phải sử dụng ngôn từ đúng chuẩn phù hợp với người đối diện.
-
Giáo dục giới tính cho trẻ mầm non: Giáo dục giới tính là một nội dung nóng hiện nay. Việc mỗi năm có nhiều trẻ mầm non bị xâm hại tình dục đã là hồi chuông cảnh tỉnh cho bậc người lớn. Chính vì vậy việc giáo dục giới tính cho trẻ mầm non sẽ giúp trẻ nhận thức được việc không cho người lạ động vào người, biết kêu gọi sự giúp đỡ trong những tình huống nguy hiểm…
-
Giáo dục thể chất cho trẻ mầm non: Trẻ muốn thực hiện được mọi ước mơ, mọi mong muốn thì cần có sức khỏe tốt. Vì vậy cha mẹ cần giáo dục trẻ biết tập thể dục, biết rèn luyện, vận động mỗi ngày.
-
Giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non: Những đứa trẻ phải có tâm hồn nhẹ nhàng, có tình cảm, biết rung động, có cảm xúc. Và tất nhiên, âm nhạc chính là một công cụ để trẻ có thể đốt cháy lên cảm xúc của mình.
-
Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non: Kỹ năng sống là một yếu tố quyết định sự thành công của mỗi người. Có được chuyên môn giỏi thì kỹ năng sống sẽ giúp bạn thành công hơn. Vì vậy cha mẹ cần ý thức giáo dục các nội dung về kỹ năng sống cho trẻ.
Việc giáo dục trẻ mầm non bao gồm rất nhiều nội dung. Những nội dung này đều đảm bảo việc trẻ được trang bị đầy đủ những kiến thức thực tế, kỹ năng sống, thái độ sống… để trở thành người có ích, người có trách nhiệm hơn. Vì vậy cha mẹ cần lưu ý để đảm bảo trang bị đầy đủ cho trẻ những nội dung đó.
Nguyên tắc giáo dục trẻ mầm non
Giáo dục trẻ ở độ tuổi mầm non về cơ bản không dễ dàng. Trẻ ở lứa tuổi mầm non thường chưa có nhận thức hoàn thiện, trẻ ham chơi hơn học và trẻ nhanh quên. Vì vậy mà để đảm bảo việc giáo dục trẻ được hiệu quả, giúp trẻ hợp tác cha mẹ cần áp dụng một số nguyên tắc cơ bản sau:
Nguyên tắc giáo dục trẻ độ tuổi nhà trẻ
Mỗi lứa tuổi cụ thể cha mẹ sẽ có các phương pháp giáo dục sớm trẻ mầm non riêng để đảm bảo phù hợp và hiệu quả nhất. Theo đó, trẻ ở độ tuổi nhà trẻ sẽ từ 3 tháng – 3 tuổi. Đây là độ tuổi trẻ chưa phát triển đầy đủ về nhận thức, tình cảm. Vì vậy một số nguyên tắc áp dụng khi giáo dục cho trẻ ở độ tuổi này như:
-
Trò chuyện nhiều hơn: Trẻ ở độ tuổi này chưa hình thành nhận thức đầy đủ và chưa ý thức được các bài học mà cha mẹ dạy. Vì vậy mà mọi nội dung cha mẹ đều cần áp dụng nguyên tắc trò chuyện. Trò chuyện nhiều để trẻ làm quen và thay đổi hành vi.
-
Nhẹ nhàng: Giáo dục trẻ ở độ tuổi này không thể sử dụng việc quát mắng hay ép buộc. Nhất là trẻ 2 – 3 tuổi thường muốn khám phá mọi thứ mà không muốn vào khuôn khổ. Vì vậy mà cha mẹ cần nhẹ nhàng trong mọi tình huống.
-
Khuyến khích, động viên, khen ngợi: Trẻ cực kỳ thích được khen. Trẻ sẽ cho đó là sự ủng hộ. Vì vậy trước mỗi việc làm đúng của trẻ cha mẹ cần có sự động viên, khen ngợi trẻ.
Nguyên tắc giáo dục trẻ độ tuổi mẫu giáo
Đối với trẻ độ tuổi mẫu giáo đã phần nào có được những nhận thức sơ khai nhất về mọi thứ xung quanh. Ở độ tuổi này trẻ đã biết thể hiện những điều mình thích, điều không thích cũng như thế hiện quan điểm của mình. Đặc biệt trẻ cũng sẽ có những thái độ phản kháng, bất hợp tác với những điều mà người lớn chỉ bảo. Do đó, để mang đến hiệu quả giáo dục tốt nhất, cha mẹ có thể lưu ý một số nguyên tắc sau:
-
Tương tác hai chiều: Khi trẻ có mong muốn, nhu cầu cha mẹ cần có sự lắng nghe. Những nhu cầu không đúng, cha mẹ có thể chỉ cho bé mặt tích cực và tiêu cực cũng như hậu quả. Điều này sẽ dần giúp trẻ có được những nhận thức đúng đắn hơn và có những hành vi đúng mực hơn.
-
Thưởng phạt phân minh: Trẻ ở độ tuổi này thường thể hiện cá tính mạnh. Vì vậy cha mẹ cần cho trẻ biết rằng mình làm đúng, làm sai ở đâu để có thể thay đổi nhận thức và hành vi. Cha mẹ nên áp dụng các hình thức phạt phù hợp để trẻ nhận thấy mình làm điều đó là không đúng.
-
Không đòn roi, quát mắng: Hình thức mắng mỏ, đòn roi ở độ tuổi này sẽ càng khiến trẻ muốn phản kháng và không hợp tác. Do vậy để giúp việc giáo dục trẻ mầm non được hiệu quả, cha mẹ không nên sử dụng những hành động tiêu cực này.
Dù trẻ ở độ tuổi nào cha mẹ cũng cần làm tấm gương mẫu mực, luôn lắng nghe, động viên trẻ. Ngoài ra cha mẹ cũng cần có sự kiên nhẫn để cùng bé đạt được những mục đích lớn lao nhất.
8 phương pháp giáo dục trẻ mầm non
Sự đa dạng của các nhóm phương pháp giáo dục trẻ mầm non giúp cha mẹ có thể tham khảo và lựa chọn phương pháp phù hợp với đặc điểm phát triển của trẻ. Cụ thể cha mẹ có thể tham khảo 9 phương pháp giáo dục cho trẻ ở độ tuổi mầm non như:
- Phương pháp Montessori: Đây là một trong những phương pháp giáo dục sớm cho trẻ mầm non cực kỳ nổi tiếng và được áp dụng rất nhiều tại Việt Nam. Trẻ sẽ được khuyến khích để tự mình phát triển và khi đó cha mẹ chỉ là người theo dõi, định hướng và hỗ trợ cho trẻ.
- Phương pháp Reggio Emilia: Đối với phương pháp này trẻ sẽ được học tính tự lập và thực hiện mọi công việc trong khả năng của mình. Điều đó giúp trẻ kích thích khả năng suy nghĩ, giúp trẻ có được hệ tư duy hoàn thiện hơn.
- Phương pháp Glenn Doman: Đối với phương pháp Glenn Doman trẻ sẽ được kích thích khả năng ngôn ngữ tối đa bằng cách tiếp cận, làm quen và phát triển vốn từ thông qua các flashcard, dot card.
- Phương pháp Steiner: Sử dụng phương pháp này sẽ giúp trẻ có thể phát triển những yếu tố như cảm xúc, ý chí và suy nghĩ thông qua các hoạt động vui chơi, ca nhạc, vẽ tranh…
- Phương pháp STEAM: Phương pháp STEAM giúp trẻ được phát triển các kiến thức về kỹ thuật, công nghệ, khoa học, toán học và giúp trẻ phát huy tối đa khả năng tư duy, sáng tạo của mình.
- Phương pháp HighScope: Cha mẹ có thể giáo dục trẻ mầm non bằng phương pháp HighScope để giúp trẻ chủ động tham gia vào những chương trình học tập.
- Phương pháp Shichida: Trẻ sẽ được phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần, trí não thông qua những cách tự xử lý vấn đề.
- Phương pháp Forest School: Trẻ được trau dồi mọi kiến thức, kỹ năng thông qua các hoạt động ngoài trời như vui chơi, khám phá thiên nhiên.
Mỗi phương pháp giáo dục cho trẻ ở độ tuổi mầm non đều giúp trẻ có thể phát triển mọi kỹ năng, nhận thức của mình một cách đúng đắn nhất. Vì vậy mà cha mẹ cần tìm hiểu từng phương pháp, đánh giá xem phương pháp nào phù hợp với nhận thức, tình cảm, kỹ năng vốn có của trẻ. Từ đó cha mẹ có thể lựa chọn một phương pháp giáo dục trẻ mầm non phù hợp nhất và mang lại hiệu quả tốt nhất.
Bình luận